Chuyển đến nội dung chính

Cách điều trị lậu trong khi mang thai

bệnh lậu

chữa bệnh lậu 

điều trị bệnh lậu  

bệnh lậu mãn tính

Bệnh lậu là gì? Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhưng có thể chữa bệnh lậu được. Bệnh lây truyền qua đường sinh dục, đường miệng hoặc quan hệ tình dục bằng miệng, và truyền từ mẹ sang con trong khi sinh. Thời kỳ ủ bệnh (là thời gian nhiễm trùng phát triển) thường kéo dài 2 – 10 ngày sau khi phơi nhiễm.
Bệnh lậu có tỉ lệ lây truyền rất cao, do đó nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn thì nguy cơ lây bệnh là rất cao. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) ước tính có khoảng 700.000 trường hợp nhiễm lậu ở Hoa Kỳ vào năm 2007, trong đó có khoảng 13.200 phụ nữ đang mang thai.

Bệnh lậu ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai?

Phụ nữ mắc lậu trong thời kỳ mang thai có nguy cơ cao bị sảy thai, nhiễm trùng túi ối và nước ối, đẻ non, và vỡ ối non trước 37 tuần của thai kỳ (PPROM), tuy nhiên nếu bệnh được điều trị bệnh lậu sớm sẽ làm giảm nguy cơ các biến chứng này. Bệnh lậu không được điều trị có thể làm bạn dễ mắc HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs), nếu bạn bị phơi nhiễm với chúng và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường niệu sau khi có con.
Nếu bạn bị lậu thì khi bạn sinh con, bạn sẽ truyền vi khuẩn qua cho con của bạn. Lậu ở trẻ sơ sinh thường ảnh hưởng đến mắt, và dẫn đến mù nếu không được điều trị kịp thời.
Ban Y tế dự phòng Hoa Kỳ nhấn mạnh, còn hầu hết các bang yêu cầu bằng văn bản pháp luật, rằng tất cả trẻ phải được nhỏ mắt hoặc dùng thuốc mỡ tra mắt ngay sau sinh để phòng bệnh này. Nếu người mẹ được chẩn đoán là bị bệnh lậu hoặc trẻ có nhiễm trùng mắt do lậu, thì trẻ sẽ phải được điều trị bằng kháng sinh toàn thân.
Trong những trường hợp ít gặp hơn, bệnh lậu không được điều trị có thể lan sang các bộ phận khác của trẻ, gây ra các bệnh như nhiễm trùng máu, viêm khớp, hoặc viêm màng não nghiêm trọng.

Những triệu chứng của  bệnh lậu?

Nhiều phụ nữ bị lậu không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh, do đó nếu không đi làm xét nghiệm kiểm tra thì bạn cũng không biết được là mình có bị nhiễm hay không.
Nếu bạn bị nhiễm, các triệu chứng của bệnh cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào vị trí nhiễm bệnh. Nếu là cổ tử cụng, âm đạo hay đường niệu thì các triệu chứng có thể gặp là chảy mủ bất thường ở âm đạo, nóng và đau khi đi tiểu, rỉ máu, và đau khi quan hệ tình dục. Nếu bị lậu ở hậu môn, bạn có thể có mủ, ngứa và đau khi đi đại tiện.
Nếu bạn quan hệ tình dục bằng miệng, bạn có thể nhiễm lậu ở họng hoặc miệng. Có thể có các triệu chứng như viêm đỏ và đau
Nếu mắt của bạn tiếp xúc với vi khuẩn (ví dụ như sau khi sờ vào bộ phận sinh dục có nhiễm bệnh, bạn đưa tay lên dụi mắt), bạn có thể bị nhiễm trùng mắt như chảy mủ ở mắt, ngứa và đỏ mắt.

Những nguy cơ có thể xảy ra nếu lậu không được phát hiện và điều trị

Nếu không điều trị, bệnh lậu có thể lây lan và dẫn đến một số các triệu chứng và vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Trước và sau khi có thai, lậu có thể lan sang tử cung và ống dẫn trứng gây ra viêm khung xương chậu (PID), với các triệu chứng như đau bụng dưới, đau lưng, đau khi quan hệ, chảy máu âm đạo, sốt và nôn.
Rất hiếm bị viêm khung xương chậu (PID) trong thai kỳ. Nếu bị, PID có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn ống dẫn trứng, dẫn đến đau xương chậu mạn tính và vô sinh, cũng như làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung nếu bạn có thai.
Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào máu và gây nguy hiểm do nhiễm khuẩn toàn thân. Khi đó, bạn có thể bị sốt và ớn lạnh, đau ở bề mặt da, viêm đau khớp. Ngoài ra bạn có thể còn bị viêm gan, và hiếm gặp hơn là viêm màng tim và viêm màng não.
Nhiễm lậu toàn thân có thể xảy ra ở 1 số người có nhiễm lậu do không được điều trị, tuy nhiên nó thường hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới và dường như phổ biến hơn ở phụ nữ có thai.

Bạn tình của tôi có các triệu chứng của bệnh hay không?

Có thể có. Không giống ở phụ nữ, đa số đàn ông nhiễm bệnh đều có triệu chứng, như ngứa hoặc rát khi đi tiểu, có mủ chảy ra từ đầu dương vật, tinh hoàn sưng to và mềm.
Nếu bạn tình của bạn có bất cứ triệu chứng nào thì cả hai cần phải đến gặp bác sĩ. Cả 2 bạn phải làm xét nghiệm càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.
Trong thời gian đó, bạn kiêng quan hệ. Nếu một trong hai bạn hoặc cả hai có kết quả dương tính thì hai người cần phải kiêng quan hệ cho tới khi kết thúc điều trị.

Bạn có được làm xét nghiệm bệnh lậu khi đang mang thai không?

Có thể. Hiện nay, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ CDC khuyến cáo rằng phụ nữ có thai, sống trong cộng đồng có tỷ lệ nhiễm bệnh tương đối lớn và những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao thì nên làm xét nghiệm kiểm tra lậu ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và lặp lại ở 3 tháng cuối thai kỳ nếu vẫn duy trì tình trạng trên.
Phụ nữ dưới 25 tuổi quan hệ tình dục có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như: bị nhiễm lậu trước đó, bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, quan hệ tình dục khi còn quá trẻ, có nhiều bạn tình, mại dâm, sử dụng bao cao su không thường xuyên, và lạm dụng thuốc. Những người da màu, chưa lập gia đình hoặc những người có mức thu nhập thấp cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Nếu bạn nghĩ mình có thể bị mắc bệnh lậu hoặc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào, hãy đi khám bác sỹ và đề nghị được làm xét nghiệm. Bạn nên làm xét nghiệm (hoặc xét nghiệm lại) bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai, nếu bạn hoặc bạn tình có bất cứ triệu chứng nào của bệnh lậu; hoặc nếu bạn mắc một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bởi vì chúng thường có liên quan đến nhau.
Để xét nghiệm bệnh lậu, kỹ thuật viên sẽ dùng 1 miếng gạc để thấm vào cổ tử cung và gửi miếng gạc đó qua phòng xét nghiệm để phân tích. Đôi khi có thể thay thế bằng xét nghiệm nước tiểu
Nếu kết quả dương tính, bạn sẽ được điều trị ngay. Nếu trước đó bạn chưa làm xét nghiệm các bệnh STIs cùng với xét nghiệm lậu, thì bạn sẽ được xét nghiệm luôn. Bạn sẽ phải làm xét nghiệm lậu lại trong 2 – 3 tháng sau đó (sớm hơn nếu có triệu chứng của bệnh) để chắc chắn bạn không bị tái nhiễm, và kiểm tra 1 lần nữa ở ba tháng cuối của thai kỳ.

Cách điều trị lậu trong khi mang thai

Lậu có thể được điều trị bằng các kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai. Bạn tình của bạn cũng nên được điều trị, và phải kiêng quan hệ cho đến khi cả 2 kết thúc điều trị. Như thế bạn sẽ không bị tái nhiễm.
Nếu bạn mắc nhiều bệnh STI, nhân viên y tế sẽ điều trị các bệnh đó cùng lúc. (khoảng 40% phụ nữ mắc lậu cũng sẽ nhiễm Chlamydia hoặc các bệnh STI khác)
Cách phòng ngừa bệnh lậu
Chỉ nên có quan hệ tình dục với một bạn tình, người đó không mắc bệnh và cũng chỉ quan hệ với mình bạn.
Ngoài ra nên sử dụng bao cao su khi quan hệ và màng chắn miệng khi quan hệ bằng miệng để giảm nguy cơ mắc lậu và các bệnh STI khác. (Lưu ý rằng thuốc tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, que cấy tránh thai, và màng tránh thai không có tác dụng bảo vệ bạn khỏi lậu hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác)
Ngoài ra, nếu bạn bị phơi nhiễm lậu (hoặc bất kỳ bệnh STI nào khác) trong khi có thai, hãy nói với bác sĩ của bạn ngay để được làm xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Nguồn: babycenter.com (wish.vn biên dịch)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực phẩm cho ngày đèn đỏ

Phụ khoa Phòng khám phụ khoa Bệnh phụ khoa Tốt nhất, bạn nên ăn nhẹ và cân bằng trong những ngày "đèn đỏ", tránh thực phẩm nhiều gia vị vì chúng có thể khiến bạn chậm chạp và dễ thay đổi tâm trạng. Không phải chị em nào cũng có những ngày "đèn đỏ" dễ chịu. Những triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đau lưng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... là "thủ phạm" khiến chị em khó chịu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể được giải quyết bằng thực phẩm. "Thực phẩm có thể chống lại các cơn đau cơ, bù lại lượng máu đã mất và giữ nước vừa đủ cho cơ thể", Tiến sĩ Rachna Sethi, một nhà dinh dưỡng của Ấn Độ nhận xét. Chính vì vậy, chị em cần lựa chọn cho mình những loại thực phẩm thích hợp, tránh những thực phẩm không tốt cho thời kỳ "nguyệt san". Thực phẩm nên ăn - Canxi: Thực phẩm giàu canxi sẽ làm cho xương chắc khỏe và cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy, nên bổ sung thực phẩm chứa canxi vào chế độ

Tâm sự cô gái 19 tuổi phá thai

19 tuổi, tôi một mình vào bệnh viện để bỏ đi đứa con đầu lòng của mình. Tôi từng ngày phải chứng kiến cảnh đứa con đang thành hình của mình dần dần chết đi khi những liều thuốc phá thai âm thầm ngắm vào cơ thể, mục tiêu của thần chết đang hướng tới là đứa con của tôi. Con tôi phải chết. Tôi đau đớn và cũng không hiểu điều đang làm có thật sự là đúng không? Tôi còn quá trẻ khi làm mẹ, nhưng tôi cũng hiểu cảm giác đau đớn của một người mẹ phải vật vã chịu những cơn đau đang diễn ra. Tôi hụt hẫng giữa cuộc đời này, tôi đau, đau lắm. Tôi biết con mình đang đau nhưng tôi không thể làm gì được ngoài việc mong con chết nhanh đi, chỉ có như vậy thì con của tôi mới không bị nỗi đau giằng xé nữa. Có phải tôi rất ác không khi tự tay giết chết con? Tôi không hề muốn con phải ra đời trong lúc này. Tôi 19 tuổi – cái tuổi còn lo ăn, lo học, lo chơi thì làm gì đủ can đảm đón nhận một đứa bé chào đời. Con là kết quả do tôi và người yêu tạo ra trong thời gian còn mặn nồng thương

Khí hư màu vàng

Khí hư màu vàng có phải đã mắc bệnh phụ khoa? Khí hư bình thường có màu trắng sữa hoặc trong suốt không màu, mùi hơi tanh hoặc không mùi, lượng lỏng hay đặc thay đổi thèo chu kỳ. Trên lâm sàng, dựa vào đặc điểm khí hư có thể phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của bạn nữ, khi khí hư có màu vàng đậm là biểu hiện của khí hư bất thường .  Khí hư có màu vàng đậm là do: 1. Xói mòn cổ tử cung Xói mòn cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp, trên lâm sàng chia ra thành ba cấp độ: nhẹ, vừa và nặng. Bệnh nhân thường xuất hiện khí hư có các triệu chứng bất thường như màu vàng, lượng nhiều, dạng mủ,…Bệnh nhân mắc phải xói mòn cổ tử cung nếu không kịp thời điều trị hiệu quả có thể dẫn đến vô sinh, do đó, phát hiện khí hư có màu vàng phải cẩn thận xói mòn cổ tử cung. 2. Viêm âm đạo do nấm Viêm âm đạo do nấm, tỷ l