Chuyển đến nội dung chính

Thuốc chữa viêm bàng quang đông y

Viêm bàng quang là một bệnh khá phổ biến, nữ mắc nhiều hơn nam. Nguyên nhân hầu hết là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu (chủ yếu là vi khuẩn E.coli, ngoài ra còn do các vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, lao…); do sỏi. Viêm bàng quang cấp nếu không được điều trị viêm bàng quang kịp thời sẽ trở thành mạn tính hoặc gây viêm thận ngược dòng.
Theo Đông y, bệnh viêm bàng quang thuộc phạm vi chứng ngũ lâm. Nguyên nhân là do thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh cấp tính. Nếu cơ thể âm hư hay huyết nhiệt, thấp nhiệt tiếp tục tồn tại gây ra bệnh mạn tính. Sau đây là một số bài thuốc chữa trị theo từng thể bệnh:
Viêm bàng quang cấp tính (thấp nhiệt): Người bệnh có biểu hiện đái rắt, đái buốt, đau tức vùng hạ vị, đái ra máu, sốt, lưỡi vàng, táo bón, mạch huyền sác. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp. Dùng một trong các bài:
Bài 1: bồ công anh 20g, thài lài tía 12g, rau má 12g, mã đề 16g, cam thảo dây 12g, mộc thông 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2 (Đạo xích tán): sinh địa 12g, mộc thông 12g, cam thảo 6g, lá tre 16g, đăng tâm 12g, hoàng cầm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3 (Chỉ trọc cố bản giao nhị thang): hoàng bá 12g; hoàng tiên 12g; phục linh, mộc thông, trư linh, hoạt thạch, bán hạ chế (mỗi thứ 8g), xa tiền 16g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4 (Bát chính tán gia giảm): sài hồ, hoàng cầm, biển súc, hoạt thạch, cù mạch (mỗi thứ 12g), mộc thông 6g, tỳ giải 20g, bồ công anh 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu tiểu ra máu, thêm sinh địa 12g, chi tử sao đen 12g, rễ cỏ tranh 12g.
Nếu đau tức, trướng, co thắt vùng bàng quang, hạ vị, thêm ô dược 8g, khổ luyện tử 8g.
Viêm bàng quang mạn tính (do âm hư, thận âm hư kết hợp với thấp nhiệt): Người bệnh đau mỏi lưng, người mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, vùng hạ vị hơi tức, đái rắt, tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu vàng, rêu lưỡi mỏng hoặc hơi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Phép trị là dưỡng âm bổ thận, thanh nhiệt trừ thấp (tư âm thanh nhiệt trừ thấp). Dùng một trong các bài:


Bài 1: thục địa, thạch hộc, sa sâm, ngưu tất, hoàng bá nam (mỗi thứ12g), tỳ giải 16g, sa tiền 16g, kim ngân hoa 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2 (Bát vị tri bá): thục địa, hoài sơn, hoàng bá (mỗi thứ 12g); sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu (mỗi thứ 8g). Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu bàng quang căng tức, đái són, tiểu tiện nhiều lần, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, bỏ tri mẫu, hoàng bá, thêm đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g để bổ khí.
Nếu đau lưng, mỏi lưng, lạnh chân tay (thiên về hư hàn) thì bỏ tri mẫu, hoàng bá, thêm thỏ ty tử 12g, ba kích 12g, phụ tử chế 8g, nhục quế 4g để ôn thận trợ dương.
Bài 3: bạch linh, đan bì, trạch tả (mỗi thứ 8g); sơn dược, sơn thù du (mỗi thứ 10g); thục địa, kim ngân, liên kiều, thạch hộc (mỗi thứ12g). Sắc uống ngày 1 thang.
Viêm bàng quang hầu hết do vi khuẩn, vì vậy, cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, nhất là nữ giới. Khi có bệnh viêm sinh dục, niệu đạo, cần điều trị dứt điểm, không để mầm bệnh lây lan đến bàng quang và hệ thống tiết niệu trên.
Sưu tầm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực phẩm cho ngày đèn đỏ

Phụ khoa Phòng khám phụ khoa Bệnh phụ khoa Tốt nhất, bạn nên ăn nhẹ và cân bằng trong những ngày "đèn đỏ", tránh thực phẩm nhiều gia vị vì chúng có thể khiến bạn chậm chạp và dễ thay đổi tâm trạng. Không phải chị em nào cũng có những ngày "đèn đỏ" dễ chịu. Những triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đau lưng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... là "thủ phạm" khiến chị em khó chịu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể được giải quyết bằng thực phẩm. "Thực phẩm có thể chống lại các cơn đau cơ, bù lại lượng máu đã mất và giữ nước vừa đủ cho cơ thể", Tiến sĩ Rachna Sethi, một nhà dinh dưỡng của Ấn Độ nhận xét. Chính vì vậy, chị em cần lựa chọn cho mình những loại thực phẩm thích hợp, tránh những thực phẩm không tốt cho thời kỳ "nguyệt san". Thực phẩm nên ăn - Canxi: Thực phẩm giàu canxi sẽ làm cho xương chắc khỏe và cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy, nên bổ sung thực phẩm chứa canxi vào chế độ

Tâm sự cô gái 19 tuổi phá thai

19 tuổi, tôi một mình vào bệnh viện để bỏ đi đứa con đầu lòng của mình. Tôi từng ngày phải chứng kiến cảnh đứa con đang thành hình của mình dần dần chết đi khi những liều thuốc phá thai âm thầm ngắm vào cơ thể, mục tiêu của thần chết đang hướng tới là đứa con của tôi. Con tôi phải chết. Tôi đau đớn và cũng không hiểu điều đang làm có thật sự là đúng không? Tôi còn quá trẻ khi làm mẹ, nhưng tôi cũng hiểu cảm giác đau đớn của một người mẹ phải vật vã chịu những cơn đau đang diễn ra. Tôi hụt hẫng giữa cuộc đời này, tôi đau, đau lắm. Tôi biết con mình đang đau nhưng tôi không thể làm gì được ngoài việc mong con chết nhanh đi, chỉ có như vậy thì con của tôi mới không bị nỗi đau giằng xé nữa. Có phải tôi rất ác không khi tự tay giết chết con? Tôi không hề muốn con phải ra đời trong lúc này. Tôi 19 tuổi – cái tuổi còn lo ăn, lo học, lo chơi thì làm gì đủ can đảm đón nhận một đứa bé chào đời. Con là kết quả do tôi và người yêu tạo ra trong thời gian còn mặn nồng thương

Khí hư màu vàng

Khí hư màu vàng có phải đã mắc bệnh phụ khoa? Khí hư bình thường có màu trắng sữa hoặc trong suốt không màu, mùi hơi tanh hoặc không mùi, lượng lỏng hay đặc thay đổi thèo chu kỳ. Trên lâm sàng, dựa vào đặc điểm khí hư có thể phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của bạn nữ, khi khí hư có màu vàng đậm là biểu hiện của khí hư bất thường .  Khí hư có màu vàng đậm là do: 1. Xói mòn cổ tử cung Xói mòn cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp, trên lâm sàng chia ra thành ba cấp độ: nhẹ, vừa và nặng. Bệnh nhân thường xuất hiện khí hư có các triệu chứng bất thường như màu vàng, lượng nhiều, dạng mủ,…Bệnh nhân mắc phải xói mòn cổ tử cung nếu không kịp thời điều trị hiệu quả có thể dẫn đến vô sinh, do đó, phát hiện khí hư có màu vàng phải cẩn thận xói mòn cổ tử cung. 2. Viêm âm đạo do nấm Viêm âm đạo do nấm, tỷ l