Chuyển đến nội dung chính

Tổng quan về viêm tuyến tiền liệt

Tiền liệt tuyến là gì?
Tuyến tiền liệt (TTL) là một tuyến đặc biệt chỉ có ở nam giới, kích thước và hình dạng như nhân quả hạnh đào (walnut) nằm phía dưới bàng quang.
Khi mới sinh, kích thước tuyến tiền liệt của một bé trai chỉ bằng hạt đỗ. Tuyến này lớn dần theo thời gian và phát triển tăng vọt vào tuổi dậy thì. Cho đến 20 tuổi tuyến tiền liệt đạt đến kích thước của người lớn.
Chức năng chính của tuyến tiền liệt là sản xuất tinh dịch, giúp cho việc nuôi dưỡng, vận chuyển tinh trùng, bởi vậy chúng ta có thể coi bộ phận này như một thứ bảo bối của tình yêu.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh

Khi tuyến tiền liệt bị viêm có thể gây ra những triệu chứng như luôn buồn tiểu hay đi đái dắt, buốt, rát, thường kèm theo đau cả vùng chậu nhỏ, bẹn và vùng dưới thắt lưng.
Bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể biểu hiện ở nhiều dạng:
Type I- Viêm nhiễm khuẩn cấp: Triệu chứng thường xuất hiện bất ngờ, bao gồm: sốt và rét, có cảm giác như bị cúm, đau ở tuyến tiền liệt, ở phần dưới thắt lưng hoặc ở vùng sinh dục, đái dắt, đau rát hoặc khó khăn khi đi tiểu, đôi khi trong nước tiểu, trong tinh dịch có máu, đau khi xuất tinh.
Bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp là một bệnh nghiêm trọng, cần phải đi viện điều trị kịp thời.
Type II- ViêmTTL nhiễm khuẩn mãn tính: Triệu chứng gần giống như viêm cấp nhưng phát triển chậm hơn và không nguy hiểm bằng viêm cấp. Viêm TTL mãn chỉ sốt nhẹ, thường hay đi tiểu đêm và kéo theo cả viêm bàng quang tái phát.
Type III- Viêm TTL mãn không nhiễm khuẩn: Đây là loại phổ biến nhất. Nói chung các biểu hiện và triệu chứng của dạng này giống với type II, nhưng hầu như không bị sốt.
Tuy nhiên sự khác nhau chính là không thấy vi khuẩn khi làm xét nghiệm nước tiểu và trong dịch của tuyến tiền liệt. Có khi có các tế bào mủ trong nước tiểu.
Type IV- Viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng: không cần xử lý
Bệnh viêm tuyến tiền liệt rất khó chuẩn đoán một phần vì triệu chứng của nó khá giống với một số bệnh khác, ví dụ như bệnh viêm nhiễm bàng quang hoặc niệu đạo.
Các yếu tố nguy cơ
Mặc dù các vấn đề về TLT thường gặp ở những người đàn ông có tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên, có thể phát triển cả ở người dưới 40 và rất dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn nếu như: viêm hoặc nhiễm khuẩn TTL bị sưng chèn ép ống niệu đạo; Mới bị viêm bàng quang hoặc đường tiết niệu; Phải đặt ống xông; Đang đi tiểu lại đột ngột dừng; Làm những nghề có chấn động hoặc rung nhiều; Lắc hoặc đi xe đạp liên tục.
Điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt không đơn giản nhưng trong nhiều trường hợp bằng những biện pháp xử lý khác nhau và tự chăm sóc có thể khống chế và giảm bớt triệu chứng.
Người bệnh cần kết hợp với bác sĩ để có kế hoạch điều trị, bao gồm: thuốc, vật lý trị liệu và phải phẫu thuật nếu như cần thiết.
Phần thuốc men
Các loại vi khuẩn gây viêm TTL mãn kháng thuốc hơn vì vậy phải điều trị viêm tuyến tiền liệt lâu hơn, có khi phải điều trị kháng sinh từ 6 đến 12 tuần.
Các thuốc chẹn alpha nếu như người bệnh khó đi tiểu có thể giúp giãn cổ bàng quang và các thớ cơ nơi TTL tiếp giáp với bàng quang, làm dễ tiểu tiện hơn và nhanh chóng giảm tải cho bàng quang.
Một số thuốc giảm đau như aspirin, hoặc ibuprofen (Motrin, Advil...) sẽ làm người bệnh dễ chịu hơn. Lưu ý: uống quá nhiều các loại thuốc này dễ có những tác dụng phụ như đau bụng, chảy máu hoặc loét dạ dày.
Các loại thuốc giãn cơ cũng thường được sử dụng vì các cơn co cơ mu luôn đi kèm với bệnh viêm TTL.
Vật lý trị liệu: Những bài tập đặc biệt và kỹ thuật thư giãn có thể cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm TTL ở một số người.
Tập thể dục: Nằm duỗi thẳng và thư giãn cơ mu dưới, đôi khi thêm một chút ấm để làm cho cơ mềm hơn
Tắm ngồi: Là cách tắm chỉ ngâm nửa dưới của cơ thể vào nước nóng, sẽ làm giảm đau và thư giãn cơ bụng dưới.
Xoa TTL: Một số người khi xoa TTL đã giảm được xung huyết, thông mạch, nhờ đó bệnh có đỡ phần nào.
Các biện pháp khác: Sử dụng thuốc làm giảm hormone TTL (Proscar) và liệu pháp sóng có giải tần hẹp cũng đã có một số kết quả nhất định.
Tự chăm sóc: Uống nhiều nước, hạn chế rượu, cà phê và thức ăn cay nóng, đi tiểu đều, hoạt động tình dục điều độ, đi xe đạp nên dùng loại yên giảm xóc để giảm chấn động lên TTL, một số bài thuốc dân gian như sắc cây dừa nước với bột kẽm và khoáng quexetin cũng giảm được triệu chứng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực phẩm cho ngày đèn đỏ

Phụ khoa Phòng khám phụ khoa Bệnh phụ khoa Tốt nhất, bạn nên ăn nhẹ và cân bằng trong những ngày "đèn đỏ", tránh thực phẩm nhiều gia vị vì chúng có thể khiến bạn chậm chạp và dễ thay đổi tâm trạng. Không phải chị em nào cũng có những ngày "đèn đỏ" dễ chịu. Những triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đau lưng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... là "thủ phạm" khiến chị em khó chịu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể được giải quyết bằng thực phẩm. "Thực phẩm có thể chống lại các cơn đau cơ, bù lại lượng máu đã mất và giữ nước vừa đủ cho cơ thể", Tiến sĩ Rachna Sethi, một nhà dinh dưỡng của Ấn Độ nhận xét. Chính vì vậy, chị em cần lựa chọn cho mình những loại thực phẩm thích hợp, tránh những thực phẩm không tốt cho thời kỳ "nguyệt san". Thực phẩm nên ăn - Canxi: Thực phẩm giàu canxi sẽ làm cho xương chắc khỏe và cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy, nên bổ sung thực phẩm chứa canxi vào chế độ

Tâm sự cô gái 19 tuổi phá thai

19 tuổi, tôi một mình vào bệnh viện để bỏ đi đứa con đầu lòng của mình. Tôi từng ngày phải chứng kiến cảnh đứa con đang thành hình của mình dần dần chết đi khi những liều thuốc phá thai âm thầm ngắm vào cơ thể, mục tiêu của thần chết đang hướng tới là đứa con của tôi. Con tôi phải chết. Tôi đau đớn và cũng không hiểu điều đang làm có thật sự là đúng không? Tôi còn quá trẻ khi làm mẹ, nhưng tôi cũng hiểu cảm giác đau đớn của một người mẹ phải vật vã chịu những cơn đau đang diễn ra. Tôi hụt hẫng giữa cuộc đời này, tôi đau, đau lắm. Tôi biết con mình đang đau nhưng tôi không thể làm gì được ngoài việc mong con chết nhanh đi, chỉ có như vậy thì con của tôi mới không bị nỗi đau giằng xé nữa. Có phải tôi rất ác không khi tự tay giết chết con? Tôi không hề muốn con phải ra đời trong lúc này. Tôi 19 tuổi – cái tuổi còn lo ăn, lo học, lo chơi thì làm gì đủ can đảm đón nhận một đứa bé chào đời. Con là kết quả do tôi và người yêu tạo ra trong thời gian còn mặn nồng thương

Khí hư màu vàng

Khí hư màu vàng có phải đã mắc bệnh phụ khoa? Khí hư bình thường có màu trắng sữa hoặc trong suốt không màu, mùi hơi tanh hoặc không mùi, lượng lỏng hay đặc thay đổi thèo chu kỳ. Trên lâm sàng, dựa vào đặc điểm khí hư có thể phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của bạn nữ, khi khí hư có màu vàng đậm là biểu hiện của khí hư bất thường .  Khí hư có màu vàng đậm là do: 1. Xói mòn cổ tử cung Xói mòn cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp, trên lâm sàng chia ra thành ba cấp độ: nhẹ, vừa và nặng. Bệnh nhân thường xuất hiện khí hư có các triệu chứng bất thường như màu vàng, lượng nhiều, dạng mủ,…Bệnh nhân mắc phải xói mòn cổ tử cung nếu không kịp thời điều trị hiệu quả có thể dẫn đến vô sinh, do đó, phát hiện khí hư có màu vàng phải cẩn thận xói mòn cổ tử cung. 2. Viêm âm đạo do nấm Viêm âm đạo do nấm, tỷ l