Chuyển đến nội dung chính

Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh hay gặp ở nam thành niên, thường do viêm đường tiết niệu, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn... mà dẫn tới. Viêm tuyến tiền liệt có thể chia thành 2 loại: cấp tính và mạn tính.
bệnh viêm tuyến tiền liệtViêm tuyến tiền liệt cấp tính thường có triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, đau mỏi toàn thân, ăn uống giảm, đau đầu, bí đại tiện, tinh thần mệt mỏi, mất sức, trường hợp do nhiễm khuẩn ngược dòng từ dưới lên có thể trước khi có các triệu chứng bệnh toàn thân: có các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu đau và có thể tiểu máu, tiểu nhỏ giọt. Người bệnh cảm thấy đau trướng phần bụng dưới, đồng thời lan tỏa về phía phần hông, dương vật và phần đùi, khi đi ngoài trong trực tràng có cảm giác không thoải mái hoặc đau. Thăm khám trực tràng có thể sờ thấy tuyến tiền liệt sưng to, khi sờ đau rõ rệt, sốt, nếu có mủ thì có thể xuyên rách vỡ từ niệu đạo sau, trực tràng chảy ra mủ loãng kèm có dịch mủ thối, nếu tổn thương tới niệu đạo mủ có thể chảy ra từ miệng vết thương.
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính trạng thái nặng nhẹ khác nhau, nói chung người bệnh thường có cảm giác đau hoặc khó chịu, đau lan tỏa phần hậu môn trực tràng, đồng thời có thể tiểu buốt, tiểu đau, tiểu nhiều lần, thường kèm tinh thần mệt mỏi, eo lưng đau mỏi, di tinh, xuất tinh sớm, ngoài ra có thể kèm theo viêm thận bể thận, viêm khớp, viêm thần kinh...
Theo Đông y nếu niệu đạo có chất phân tiết và trường hợp tiểu nhói đau vẫn thuộc phạm trù triệu chứng lâm, nếu tuyến tiền liệt hình thành mủ thì thuộc huyền ung. Bệnh này do nóng ẩm độc gây bệnh bức xuống bụng dưới, ngăn kết không tan, dẫn tới kinh lạc ngăn cách, khí huyết ngưng trệ, khí hóa của bàng quang không thông mà thành.
Nguyên tắc ăn uống:
Viêm tuyến tiền liệt là do nóng ẩm độc gây bệnh ứ trệ ở bụng dưới dẫn tới, do vậy nên chọn thức ăn tính thiên về mát như lê tươi, cam, mía, chuối tiêu, rau cần...
điều trị viêm tuyến tiền liệt
Người bệnh nên uống nhiều nước, qua bài tiểu xung rửa đường tiểu vi khuẩn không ngừng lưu sinh sôi.
Người bệnh viêm tiền liệt tuyến nên giữ thông đại tiện, do vậy nên ăn nhiều thức ăn có xellulo hoặc có tác dụng nhuận tràng như rau cần, cải củ, lê tươi, chuối, mật ong...
Không ăn các thức ăn cay, các chất kích thích, thức ăn mỡ nhớt, nướng rán, nếu không có thể giúp nhiệt sinh hỏa, tăng nặng trạng thái chứng bệnh của bệnh này.
Nếu dùng các thức ăn thấm nhẹ, thông ẩm hoặc có tác dụng lợi tiểu như trà xanh, đậu đỏ, đậu xanh, ý dĩ nhân, xa tiền tử... có thể khiến cho nóng ẩm tiết xuống.

Món ăn - bài thuốc: 

Sung.

Bài 1: Mứt hồng 2 quả, thêm nước vừa đủ nấu canh, thêm 6g đăng tâm cùng sắc, thêm đường trắng vừa ngọt, nấu canh dùng uống, mứt hồng có thể ăn, dùng cho người viêm tuyến tiền liệt hậu môn đau rát kèm lòi dom.
Bài 2: Ngân nhĩ 30g, chuối tiêu 1 quả, thêm nước nấu nhừ ngân nhĩ, chuối tiêu thái đoạn ngắn cùng nấu với ngân nhĩ một lát là có thể ăn được, mỗi ngày một bát, dùng khi tân dịch giảm, huyết hư, táo bón.
Bài 3: Núm hồng 3 cái, xa sàng tử 30g, thăng ma 15g, cùng sắc nước, đợi ấm, ngồi tắm xông rửa, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút.
Bài 4: Quả sung 30g, đường phèn vừa đủ, thêm nước nấu uống thay trà, mỗi ngày một lần, dùng cho người viêm tuyến tiền liệt, tiểu không thông, kèm đau nhói.
Bài 5: Gạo tẻ 30g, lá sen tươi 1 tàu, lá sen chọc lỗ, bọc gạo tẻ, dùng lửa nhỏ thêm nước nấu thành dạng hồ húp cháo, dùng chữa viêm tuyến tiền liệt mạn tính, dạ dày, lách hư yếu, phân nát, loãng.
Bài 6: Râu ngô 60g, vỏ dưa hấu khô 60g (tươi thì 200g), chuối tiêu 3 quả bỏ vỏ, thêm 4 bát nước sắc còn 1 bát, thêm đường phèn vừa đủ, chia 2 lần uống trong ngày, dùng chữa viêm tuyến tiền liệt có tiểu nhói đau, tiểu gấp không thông.
Bài 7: Vỏ bí xanh 50g, đậu tằm 60g, nước 3 bát sắc còn 1 bát, bỏ bã dùng uống (nếu người bệnh dị ứng với đậu tằm thì không dùng bài thuốc này), dùng cho người viêm tiền liệt tuyến, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu nhói đau, nóng rát.
Bài 8: Quả dâu 60g, sinh ý dĩ nhân 30g, đậu xanh 30g, thêm nước 4 bát sắc còn 2 bát, thêm đường vừa đủ, bỏ bã, uống nước, dùng cho người viêm tuyến tiền liệt kèm đau mỏi thắt lưng, loét miệng lưỡi.
Tóm lại: Viêm tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới thành niên, cơ chế bệnh là do nóng ẩm, độc gây bệnh, bức ở bụng dưới, ngăn kết không tan mà dẫn tới. Do vậy để chữa trị bằng món ăn, cần phối hợp các thức ăn giải nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu ẩm. Đối với trường hợp viêm mạn tính thận khí cũng hư, thì trong chữa trị bằng ăn uống, nên phối hợp các thức ăn bổ ích gan thận để chữa trị bổ trợ..
BS. Thanh Quy

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực phẩm cho ngày đèn đỏ

Phụ khoa Phòng khám phụ khoa Bệnh phụ khoa Tốt nhất, bạn nên ăn nhẹ và cân bằng trong những ngày "đèn đỏ", tránh thực phẩm nhiều gia vị vì chúng có thể khiến bạn chậm chạp và dễ thay đổi tâm trạng. Không phải chị em nào cũng có những ngày "đèn đỏ" dễ chịu. Những triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đau lưng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... là "thủ phạm" khiến chị em khó chịu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể được giải quyết bằng thực phẩm. "Thực phẩm có thể chống lại các cơn đau cơ, bù lại lượng máu đã mất và giữ nước vừa đủ cho cơ thể", Tiến sĩ Rachna Sethi, một nhà dinh dưỡng của Ấn Độ nhận xét. Chính vì vậy, chị em cần lựa chọn cho mình những loại thực phẩm thích hợp, tránh những thực phẩm không tốt cho thời kỳ "nguyệt san". Thực phẩm nên ăn - Canxi: Thực phẩm giàu canxi sẽ làm cho xương chắc khỏe và cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy, nên bổ sung thực phẩm chứa canxi vào chế độ

Tâm sự cô gái 19 tuổi phá thai

19 tuổi, tôi một mình vào bệnh viện để bỏ đi đứa con đầu lòng của mình. Tôi từng ngày phải chứng kiến cảnh đứa con đang thành hình của mình dần dần chết đi khi những liều thuốc phá thai âm thầm ngắm vào cơ thể, mục tiêu của thần chết đang hướng tới là đứa con của tôi. Con tôi phải chết. Tôi đau đớn và cũng không hiểu điều đang làm có thật sự là đúng không? Tôi còn quá trẻ khi làm mẹ, nhưng tôi cũng hiểu cảm giác đau đớn của một người mẹ phải vật vã chịu những cơn đau đang diễn ra. Tôi hụt hẫng giữa cuộc đời này, tôi đau, đau lắm. Tôi biết con mình đang đau nhưng tôi không thể làm gì được ngoài việc mong con chết nhanh đi, chỉ có như vậy thì con của tôi mới không bị nỗi đau giằng xé nữa. Có phải tôi rất ác không khi tự tay giết chết con? Tôi không hề muốn con phải ra đời trong lúc này. Tôi 19 tuổi – cái tuổi còn lo ăn, lo học, lo chơi thì làm gì đủ can đảm đón nhận một đứa bé chào đời. Con là kết quả do tôi và người yêu tạo ra trong thời gian còn mặn nồng thương

Khí hư màu vàng

Khí hư màu vàng có phải đã mắc bệnh phụ khoa? Khí hư bình thường có màu trắng sữa hoặc trong suốt không màu, mùi hơi tanh hoặc không mùi, lượng lỏng hay đặc thay đổi thèo chu kỳ. Trên lâm sàng, dựa vào đặc điểm khí hư có thể phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của bạn nữ, khi khí hư có màu vàng đậm là biểu hiện của khí hư bất thường .  Khí hư có màu vàng đậm là do: 1. Xói mòn cổ tử cung Xói mòn cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp, trên lâm sàng chia ra thành ba cấp độ: nhẹ, vừa và nặng. Bệnh nhân thường xuất hiện khí hư có các triệu chứng bất thường như màu vàng, lượng nhiều, dạng mủ,…Bệnh nhân mắc phải xói mòn cổ tử cung nếu không kịp thời điều trị hiệu quả có thể dẫn đến vô sinh, do đó, phát hiện khí hư có màu vàng phải cẩn thận xói mòn cổ tử cung. 2. Viêm âm đạo do nấm Viêm âm đạo do nấm, tỷ l