Chuyển đến nội dung chính

Bệnh chlamydia bệnh nhiễm trùng lây nhiễm

Bệnh Chlamydia trachomatis (Ct) là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục xếp hàng đầu trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế thế giới ước tính hàng năm có khoảng 90 triệu ca nhiễm Ct được phát hiện mới. Nhiễm Ct thường gây viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung
Đại cương
Tác nhân lây nhiễm hàng đầu- Chlamydia trachomatis (Ct) là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục xếp hàng đầu trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế thế giới ước tính hàng năm có khoảng 90 triệu ca nhiễm Ct được phát hiện mới. Nhiễm Ct thường gây viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung. Tuy nhiên những hậu quả về sau của nhiễm Ct như viêm phần phụ, đau vùng chậu mãn tính, thai ngoài tử cung, vô sinh do tổn thương ống dẫn trứng, viêm mào tinh, viêm trực tràng và viêm khớp phản ứng đòi hỏi phải chăm sóc y tế với phí tổn cao.
chữa bệnh chlamydia
>>Mọi thắc mắc nhấp vào đây để được tư vấn trực tiếp miễn phí với chuyên gia Trung tâm điều trị nam khoa Elizabeth! Đặt lịch hẹn khám trực tuyến để được miễn chi phí đăng kí
Sinh học một vi trùng khiếm khuyết- Chalmydia trachomatis là vi trùng sống ký sinh bắt buộc bên trong tế bào. Không như những vi trùng khác có khả năng tổng hợp năng lượng từ môi trường ngoài, Ct phải phụ thuộc vào năng lượng tổng hợp sẵn của tế bào để tồn tại và nhân lên. Để vào được bên trong tế bào, Ct ngụy trang thành một “vị khách hiền lành” để tế bào mời vào. Khi đã vào bên trong, Ct lập tức trở mặt, sinh sản thật nhanh khiến tế bào không thể tống khứ vị khách bất lương này. Đến lúc tế bào đã trở nên “chật chội” Ct phá vỡ tế bào để đi tìm nơi định cư mới.
Chu trình lây nhiễm của Ct có thể tóm tắt như trong hình 1, bao gồm 6 bước: xâm nhiễm, xâm nhập, EB -> RB; nhân đôi RB, RB -> EB, và phóng thích EB. Toàn bộ chu trình kéo dài 48 – 72 giờ. Trong thực tế, Ct phải thực hiện những biến đổi phức tạp, điều chỉnh hoạt động của tế bào chủ để phát triển. Cơ chế hoạt động của Ct vẫn còn chưa được biết rõ.
Trong thời gian gần đây, những tiến bộ về sinh học phân tử đã giúp giải mã bộ gen của Ct, khẳng định quá trình tiến hóa phức tạp của Ct để từ một vi khuẩn khiếm khuyết, lệ thuộc trở thành tác nhân lây nhiễm hàng đầu trên thế giới!
Chlamydia và sinh sản
Ở phụ nữ, nhiễm Ct được xem là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung xuất tiết. Từ địa điểm ban đầu này, Ct có thể đi vào niệu đạo gây viêm niệu đạo, đi ngược lên vào đường sinh dục gây bệnh lý vùng chậu mà hậu quả có thể là thai ngoài tử cung hoặc vô sinh. Trong thai kỳ, Ct có thể gây vỡ ối non, nhiễm trùng ối, sinh non, nhiễm trùng hậu sản và nhiễm Ct cho trẻ sơ sinh. Về lâu dài, Ct có thể cùng với HPV – một loại siêu vi khuẩn – gây tân sinh tại cổ tử cung, có khả năng đưa đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, mặc dù đa số bệnh nhân viêm cổ tử cung xuất tiết là do nhiễm Ct, phần lớn trường hợp nhiễm Ct lại không biểu hiện triệu chứng rõ rệt để có thể phát hiện và điều trị sớm cho bệnh nhân.
Chính vì không phát hiện và điều trị Chlamydia sớm đã tạo điều kiện cho Ct gây biến chứng bệnh lý vùng chậu. Đây là một bệnh lý gây hậu quả trầm trọng lên chức năng sinh sản và là một nguyên nhân gây vô sinh mà đáng ra có thể phòng ngừa được dễ dàng nhất. Ước tính sau đợt bệnh lý vùng chậu đầu tiên, nguy cơ vô sinh vào khoảng 10%, và nguy cơ này cứ tăng gấp hai lần sau mỗi lần tái diễn bệnh lý vùng chậu. Cần lưu ý rằng bệnh lý vùng chậu do nhiễm Ct cũng diễn tiến âm thầm, tiềm ẩn khiến cho việc phát hiện nguy cơ lây nhiễm Ct dựa vào triệu chứng lâm sàng càng khó khăn và kém hiệu quả.
Ở nam giới triệu chứng lâm sàng của nhiễm Ct càng mờ nhạt hơn, chỉ một số bệnh nhân bị viêm niệu đạo. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm mào tinh, viêm trực tràng … ảnh hưởng của Ct lên chất lượng tinh trùng còn là vấn đề bàn cãi.
Tuy nhiên, vì Ct lây qua đường tình dục nên nam giới nhiễm bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sẽ là nguồn tái nhiễm cho bạn tình. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy Ct ở nam giới có khả năng bám vào tinh trùng và theo tinh trùng đi vào cơ thể phụ nữ, đi qua cổ tử cung, vào tử cung và đi lên ống dẫn trứng, giúp phát tán nhanh Ct trong đường sinh dục của phụ nữ.
Chẩn đoán
Do phần lớn trường hợp nhiễm Ct không có triệu chứng, và triệu chứng nếu có cũng không điển hình, nên việc chẩn đoán và tầm soát nhiễm Ct đơn thuần dựa vào triệu chứng lâm sàng hoàn toàn không khả thi. Cho đến khi có biểu hiện viêm vùng chậu hoặc khi bệnh nhân khám vô sinh phát hiện có tổn thương ống dẫn trứng thì Ct đã gây biến chứng khó phục hồi. Cần thiết phải có những phương tiện chẩn đoán chính xác và phù hợp để giúp phát hiện Ct và những hậu quả mà nó gây ra.
Để phát hiện Ct, người ta có thể dùng nhiều biện pháp như cấy để chờ vi khuẩn gia tăng số lượng; dựa vào kháng nguyên trên bề mặt để nhận diện vi khuẩn thông qua các kháng thể có gắn chất đánh dấu; hoặc dựa vào chất liệu di truyền (gen) của vi khuẩn. Ngoài ra, nhiễm Ct trong quá khứ cũng có thể ghi nhận thông đo lường nỗng độ kháng thể kháng Ct trong máu, cho phép đánh giá phần nào mức độ tổn thương của đường dẫn trứng. Mỗi xét nghiệm có những ưu khuyết điểm khác nhau, tùy mục tiêu mà chọn lựa loại xét nghiệm tương ứng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực phẩm cho ngày đèn đỏ

Phụ khoa Phòng khám phụ khoa Bệnh phụ khoa Tốt nhất, bạn nên ăn nhẹ và cân bằng trong những ngày "đèn đỏ", tránh thực phẩm nhiều gia vị vì chúng có thể khiến bạn chậm chạp và dễ thay đổi tâm trạng. Không phải chị em nào cũng có những ngày "đèn đỏ" dễ chịu. Những triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đau lưng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... là "thủ phạm" khiến chị em khó chịu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể được giải quyết bằng thực phẩm. "Thực phẩm có thể chống lại các cơn đau cơ, bù lại lượng máu đã mất và giữ nước vừa đủ cho cơ thể", Tiến sĩ Rachna Sethi, một nhà dinh dưỡng của Ấn Độ nhận xét. Chính vì vậy, chị em cần lựa chọn cho mình những loại thực phẩm thích hợp, tránh những thực phẩm không tốt cho thời kỳ "nguyệt san". Thực phẩm nên ăn - Canxi: Thực phẩm giàu canxi sẽ làm cho xương chắc khỏe và cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy, nên bổ sung thực phẩm chứa canxi vào chế độ

Tâm sự cô gái 19 tuổi phá thai

19 tuổi, tôi một mình vào bệnh viện để bỏ đi đứa con đầu lòng của mình. Tôi từng ngày phải chứng kiến cảnh đứa con đang thành hình của mình dần dần chết đi khi những liều thuốc phá thai âm thầm ngắm vào cơ thể, mục tiêu của thần chết đang hướng tới là đứa con của tôi. Con tôi phải chết. Tôi đau đớn và cũng không hiểu điều đang làm có thật sự là đúng không? Tôi còn quá trẻ khi làm mẹ, nhưng tôi cũng hiểu cảm giác đau đớn của một người mẹ phải vật vã chịu những cơn đau đang diễn ra. Tôi hụt hẫng giữa cuộc đời này, tôi đau, đau lắm. Tôi biết con mình đang đau nhưng tôi không thể làm gì được ngoài việc mong con chết nhanh đi, chỉ có như vậy thì con của tôi mới không bị nỗi đau giằng xé nữa. Có phải tôi rất ác không khi tự tay giết chết con? Tôi không hề muốn con phải ra đời trong lúc này. Tôi 19 tuổi – cái tuổi còn lo ăn, lo học, lo chơi thì làm gì đủ can đảm đón nhận một đứa bé chào đời. Con là kết quả do tôi và người yêu tạo ra trong thời gian còn mặn nồng thương

Khí hư màu vàng

Khí hư màu vàng có phải đã mắc bệnh phụ khoa? Khí hư bình thường có màu trắng sữa hoặc trong suốt không màu, mùi hơi tanh hoặc không mùi, lượng lỏng hay đặc thay đổi thèo chu kỳ. Trên lâm sàng, dựa vào đặc điểm khí hư có thể phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của bạn nữ, khi khí hư có màu vàng đậm là biểu hiện của khí hư bất thường .  Khí hư có màu vàng đậm là do: 1. Xói mòn cổ tử cung Xói mòn cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp, trên lâm sàng chia ra thành ba cấp độ: nhẹ, vừa và nặng. Bệnh nhân thường xuất hiện khí hư có các triệu chứng bất thường như màu vàng, lượng nhiều, dạng mủ,…Bệnh nhân mắc phải xói mòn cổ tử cung nếu không kịp thời điều trị hiệu quả có thể dẫn đến vô sinh, do đó, phát hiện khí hư có màu vàng phải cẩn thận xói mòn cổ tử cung. 2. Viêm âm đạo do nấm Viêm âm đạo do nấm, tỷ l