Chuyển đến nội dung chính

Sùi mào gà là bệnh gì? ai cũng cần phải biết để tránh vì ai cũng có thể mắc

Bệnh sùi mào gà (và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác) được gọi chung là bệnh tình dục, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục dù với bất kì hình thức nào.

Sùi mào gà

Chào bác sĩ. Em năm nay 24 tuổi, chưa có gia đình, chưa từng quan hệ tình dục. Gần một tháng nay em thấy ở "vùng kín" rất ngứa, thỉnh thoảng tiết dịch có mùi hôi và có nhiều nốt lấm chấm li ti.
Em tự soi gương thì thấy các nốt này đỏ ửng lên. Em đi khám thì bác sĩ nói em bị sùi mào gà và có thể lây qua đường tình dục. Nhưng trong gần 1 năm trở lại đây em không hề có quan hệ tình dục thực sự (quan hệ qua đường âm đạo) với ai thì tại sao lại có thể bị bệnh sùi mào gà được. Em nghe nói nếu đã bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì sẽ rất hay bị tái phát và không thể chữa dứt điểm. Nếu như vậy thì em phải mang bệnh này suốt đời? Em đã dùng hết thuốc của bác sĩ kê, em có nên mua tiếp thuốc đó để tự điều trị tại nhà cho tới khi bệnh hết hẳn hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
(Thúy Liên)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bệnh sùi mào gà do HPV (Human Papilloma virus) gây ra. Đây là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (cho dù có quan hệ tình dục ở bất kì hình thức nào). Bệnh có thể lây qua tiết dịch âm đạo, qua đường miệng hoặc qua tiếp xúc da với da...
Trước kia, sùi mào gà được xem là một bệnh lành tính. Nhưng ngày nay, các nhà khoa học cho rằng trong một số trường hợp, bệnh có khuynh hướng trở thành ác tính, gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới hoặc ung thư dương vật ở nam giới.
Bệnh sùi mào gà (và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác) được gọi chung là bệnh tình dục, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục khi cả hai có hành vi giao hợp không an toàn.
Bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, tự cơ thể người bệnh cũng có thể mắc những loại bệnh này khi bị nhiễm virus Human papilloma (HPV) mà cơ thể không có khả năng đề kháng lại.
Cũng giống như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bệnh sùi mào gà không có nhiều biểu hiện rõ ràng ngay từ khi mới nhiễm virus. Sau khi nhiễm virus 2-9 tháng, người bệnh mới bắt đầu có những dấu hiệu như sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng một đến hai mm hoặc là những vòng tròn nhỏ có bề mặt ráp, màu hồng. Về sau, những vết này phát triển thành những mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.
Bình thường sùi mào gà không gây đau đớn gì. Trường hợp sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại. Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi có nhiều mủ. Một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.
Hầu hết các bệnh tình dục đều khó chữa trị dứt điểm và nhiễm HPV sinh dục là bệnh phổ biến nhất mà rất nhiều người có thể mắc phải ít nhất một lần trong đời.
Hiện nay, bệnh sùi mào gà chưa có thuốc điều trị sùi mào gà triệt để, do vậy người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Các phương thức điều trị sùi mào gà có thể là chấm hóa chất, kem bôi đặc trị hoặc đốt lạnh, đốt điện. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn mà không khỏi bệnh hoàn toàn.
Rất có thể sau khi điều trị các nốt mụn khỏi một thời gian rồi lại tái phát, vì virus HPV vẫn còn trong cơ thể. Hiện nay các phương thức điều trị bệnh sùi mào gà chỉ có tác dụng giảm triệu chứng mà không khỏi hoàn toàn. Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần tích cực điều trị trước khi sinh con, vì virus này có thể từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh, gây tử vong.
Bạn nên đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để biết bệnh của mình phát triển thế nào, đã thuyên giảm hay chưa... Việc này sẽ có lợi cho bác sĩ chẩn đoán và kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Tuyệt đối không nên tự ý chữa sùi mào gà ở nhà, vì có nhiều trường hợp bệnh chuyển sang thể khác phức tạp hơn hoặc có biến chứng nguy hiểm mà người bệnh không biết, nếu không đi khám sẽ không được kê đúng thuốc để chữa. Điều này cực kì nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực phẩm cho ngày đèn đỏ

Phụ khoa Phòng khám phụ khoa Bệnh phụ khoa Tốt nhất, bạn nên ăn nhẹ và cân bằng trong những ngày "đèn đỏ", tránh thực phẩm nhiều gia vị vì chúng có thể khiến bạn chậm chạp và dễ thay đổi tâm trạng. Không phải chị em nào cũng có những ngày "đèn đỏ" dễ chịu. Những triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đau lưng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... là "thủ phạm" khiến chị em khó chịu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể được giải quyết bằng thực phẩm. "Thực phẩm có thể chống lại các cơn đau cơ, bù lại lượng máu đã mất và giữ nước vừa đủ cho cơ thể", Tiến sĩ Rachna Sethi, một nhà dinh dưỡng của Ấn Độ nhận xét. Chính vì vậy, chị em cần lựa chọn cho mình những loại thực phẩm thích hợp, tránh những thực phẩm không tốt cho thời kỳ "nguyệt san". Thực phẩm nên ăn - Canxi: Thực phẩm giàu canxi sẽ làm cho xương chắc khỏe và cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy, nên bổ sung thực phẩm chứa canxi vào chế độ

Tâm sự cô gái 19 tuổi phá thai

19 tuổi, tôi một mình vào bệnh viện để bỏ đi đứa con đầu lòng của mình. Tôi từng ngày phải chứng kiến cảnh đứa con đang thành hình của mình dần dần chết đi khi những liều thuốc phá thai âm thầm ngắm vào cơ thể, mục tiêu của thần chết đang hướng tới là đứa con của tôi. Con tôi phải chết. Tôi đau đớn và cũng không hiểu điều đang làm có thật sự là đúng không? Tôi còn quá trẻ khi làm mẹ, nhưng tôi cũng hiểu cảm giác đau đớn của một người mẹ phải vật vã chịu những cơn đau đang diễn ra. Tôi hụt hẫng giữa cuộc đời này, tôi đau, đau lắm. Tôi biết con mình đang đau nhưng tôi không thể làm gì được ngoài việc mong con chết nhanh đi, chỉ có như vậy thì con của tôi mới không bị nỗi đau giằng xé nữa. Có phải tôi rất ác không khi tự tay giết chết con? Tôi không hề muốn con phải ra đời trong lúc này. Tôi 19 tuổi – cái tuổi còn lo ăn, lo học, lo chơi thì làm gì đủ can đảm đón nhận một đứa bé chào đời. Con là kết quả do tôi và người yêu tạo ra trong thời gian còn mặn nồng thương

Khí hư màu vàng

Khí hư màu vàng có phải đã mắc bệnh phụ khoa? Khí hư bình thường có màu trắng sữa hoặc trong suốt không màu, mùi hơi tanh hoặc không mùi, lượng lỏng hay đặc thay đổi thèo chu kỳ. Trên lâm sàng, dựa vào đặc điểm khí hư có thể phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của bạn nữ, khi khí hư có màu vàng đậm là biểu hiện của khí hư bất thường .  Khí hư có màu vàng đậm là do: 1. Xói mòn cổ tử cung Xói mòn cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp, trên lâm sàng chia ra thành ba cấp độ: nhẹ, vừa và nặng. Bệnh nhân thường xuất hiện khí hư có các triệu chứng bất thường như màu vàng, lượng nhiều, dạng mủ,…Bệnh nhân mắc phải xói mòn cổ tử cung nếu không kịp thời điều trị hiệu quả có thể dẫn đến vô sinh, do đó, phát hiện khí hư có màu vàng phải cẩn thận xói mòn cổ tử cung. 2. Viêm âm đạo do nấm Viêm âm đạo do nấm, tỷ l