Chuyển đến nội dung chính

Bệnh loãng xương gây gãy xương

loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương làm chất lượng xương yếu đi và có nguy cơ gãy xương. Xương được cấu tạo bởi Protein, Collagen và Calcium. Bình thường xương cứng chắc. Khi loãng, trong xương có nhiều lỗ hổng như các lỗ hổng của miếng xốp, dễ bị đè ép.
Các kiểu gãy xương: Có 2 kiểu gãy xương:
Ø Gãy rời ở các xương dài như xương đùi, xương cẳng chân.
Ø Gãy lún ở các xương xốp như xương sống, xương gót.
Một số vị trí gãy xương hay gặp khi loãng xương: xương sống, cổ xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay…
Triệu chứng bệnh loãng xương: Bản thân loãng xương không có triệu chứng, chỉ có biểu hiện đau và các dấu hiệu khác khi có gãy xương. Các dấu hiệu này thay đổi theo vị trí và mức độ gãy xương. Xương đốt sống gãy lún, và nếu xảy ra nhiều lần có thể làm bệnh nhân thấp lại, cột sống có thể bị biến dạng còng ra sau hoặc ra trước.
Chẩn Đoán Loãng Xương:
Triệu chứng Lâm sàng:
•      Đau mỏi cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân),  đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ…
•      Đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương (gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi…)
Đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở, gù lưng, giảm chiều cao.
Xét nghiệm Cận lâm sàng:
Đo mật độ xương BMD bằng nhiều phương pháp: chủ yếu dựa vào đo mật độ xương (MĐX) bằng phương pháp DXA tại vị trí cổ xương đùi và xương cột sống.
  •  Nếu:  -2.5 ≤ T ≤ -1 là  “thiếu xương”
  •  Nếu:  T≤ -2.5 là “loãng xương”
Chụp X quang xương:

Sự phát triển và mất đi của xương


Gãy xương do mỏi: Trong sinh hoạt hằng ngày như đi bộ, khi loãng xương có thể làm gãy các xương bàn chân, xương mác ở cẳng chân, xương sườn…
Gãy cổ xương đùi: Sau chấn thương nhẹ như ngã, khi mất thăng bằng hai chân cũng có thể gãy cổ xương đùi. Ở người lớn tuổi có loãng xương nếu bị gãy cổ xương đùi điều trị sẽ khó lành, nhiều khi phải mổ thay khớp hang.
bệnh loãng xương sau mãn kinh
Biến chứng của loãng xương: Biến chứng chính là gãy xương. Tùy vị trí và mức độ gãy mà gây ảnh hưởng đến cơ năng. Gãy xương đốt sống nhiều nơi làm bệnh nhân thấp lại. Gãy cổ xương đùi nếu điều trị không đúng qui cách dễ gây tàn phế, thậm chí tử vong.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chắc của xương:
-  Di truyền: một người Mỹ gốc Phi thì xương chắc hơn người Mỹ gốc châu Á.
-  Môi trường sống: lao động chân tay và làm việc hành chính, giữa nam và nữ, thường xương của nam chắc hơn.
- Tuổi: từ nhỏ đến tuổi trưởng thành xương cứng chắc dần, cho đến năm 25 thì xương đạt mật độ chắc tối ưu. Từ 25-35tuổi xương tiếp tục giữ mức độ chắc. Sau 35 tuổi xương loãng dần, trung bình 0,2-0,5% mỗi năm.
-  Riêng ở phụ nữ, nội tiết tố Oestrogen có vai trò duy trì độ chắc của xương. Sau khi tắt kinh lượng oestrogen sụt giảm nhanh chóng, mỗi năm mật độ xương giảm từ 2-4%, trong thời gian 10 năm giảm 25-30%. Tắt kinh được qui là nguyên nhân loãng xương ở phụ nữ.
Loãng Xương Tại Việt Nam: Nghiên cứu của Ths.Bs Hồ Phạm Thục Lan (Khoa Khớp, BV Nhân dân 115, TPHCM; Khoa Nội, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM) cho thấy ở phụ nữ mãn kinh cứ 100 người thì có khoảng 25 đến 30 người loãng xương.
Ai cần đo mật độ xương? Theo khuyến cáo của Ủy ban đặc nhiệm về y tế dự phòng và Hiệp hội Loãng xương Hoa Kỳ, đo mật độ xương được đo cho các đối tượng: phụ nữ sau mãn kinh và tất cả phụ nữ ≥ 65 tuổi, nam giới ≥ 70 tuổi. Các yếu tố nguy cơ có thể sử dụng trong việc quyết định đo mật độ xương bao gồm: Gãy xương sau 50 tuổi, tiền sử gia đình gãy xương, hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng glucocorticoid, viêm khớp dạng thấp, loãng xương thứ phát, dùng thuốc có hại cho xương…
Điều trị loãng xương: Mục đích điều trị nhằm giảm mức độ mất xương và làm tăng độ cứng chắc của xương bằngviệc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi lối sống: bỏ thuốc lá (thuốc lá cũng làm loãng xương và giảm oestrogen ở phụ nữ), hạn chế bia rượu, cà phê; tập vận động, đi bộ để tăng cường sức cơ, tăng khả năng giữ thăng bằng giúp hạn chế té ngã.
Kết luận: Bệnh loãng xương hay gặp ở người lớn tuổi, phụ nữ bị nhiều hơn nam giới. Phòng ngừa bệnh bằng chế độ ăn cân đối, tập vận động thể chất phù hợp và bổ sung một số thuốc giúp xương thêm vững chắc.
BS CKII LÊ HOÀNG VĂN HẢI

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực phẩm cho ngày đèn đỏ

Phụ khoa Phòng khám phụ khoa Bệnh phụ khoa Tốt nhất, bạn nên ăn nhẹ và cân bằng trong những ngày "đèn đỏ", tránh thực phẩm nhiều gia vị vì chúng có thể khiến bạn chậm chạp và dễ thay đổi tâm trạng. Không phải chị em nào cũng có những ngày "đèn đỏ" dễ chịu. Những triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đau lưng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... là "thủ phạm" khiến chị em khó chịu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể được giải quyết bằng thực phẩm. "Thực phẩm có thể chống lại các cơn đau cơ, bù lại lượng máu đã mất và giữ nước vừa đủ cho cơ thể", Tiến sĩ Rachna Sethi, một nhà dinh dưỡng của Ấn Độ nhận xét. Chính vì vậy, chị em cần lựa chọn cho mình những loại thực phẩm thích hợp, tránh những thực phẩm không tốt cho thời kỳ "nguyệt san". Thực phẩm nên ăn - Canxi: Thực phẩm giàu canxi sẽ làm cho xương chắc khỏe và cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy, nên bổ sung thực phẩm chứa canxi vào chế độ

Tâm sự cô gái 19 tuổi phá thai

19 tuổi, tôi một mình vào bệnh viện để bỏ đi đứa con đầu lòng của mình. Tôi từng ngày phải chứng kiến cảnh đứa con đang thành hình của mình dần dần chết đi khi những liều thuốc phá thai âm thầm ngắm vào cơ thể, mục tiêu của thần chết đang hướng tới là đứa con của tôi. Con tôi phải chết. Tôi đau đớn và cũng không hiểu điều đang làm có thật sự là đúng không? Tôi còn quá trẻ khi làm mẹ, nhưng tôi cũng hiểu cảm giác đau đớn của một người mẹ phải vật vã chịu những cơn đau đang diễn ra. Tôi hụt hẫng giữa cuộc đời này, tôi đau, đau lắm. Tôi biết con mình đang đau nhưng tôi không thể làm gì được ngoài việc mong con chết nhanh đi, chỉ có như vậy thì con của tôi mới không bị nỗi đau giằng xé nữa. Có phải tôi rất ác không khi tự tay giết chết con? Tôi không hề muốn con phải ra đời trong lúc này. Tôi 19 tuổi – cái tuổi còn lo ăn, lo học, lo chơi thì làm gì đủ can đảm đón nhận một đứa bé chào đời. Con là kết quả do tôi và người yêu tạo ra trong thời gian còn mặn nồng thương

Khí hư màu vàng

Khí hư màu vàng có phải đã mắc bệnh phụ khoa? Khí hư bình thường có màu trắng sữa hoặc trong suốt không màu, mùi hơi tanh hoặc không mùi, lượng lỏng hay đặc thay đổi thèo chu kỳ. Trên lâm sàng, dựa vào đặc điểm khí hư có thể phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của bạn nữ, khi khí hư có màu vàng đậm là biểu hiện của khí hư bất thường .  Khí hư có màu vàng đậm là do: 1. Xói mòn cổ tử cung Xói mòn cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp, trên lâm sàng chia ra thành ba cấp độ: nhẹ, vừa và nặng. Bệnh nhân thường xuất hiện khí hư có các triệu chứng bất thường như màu vàng, lượng nhiều, dạng mủ,…Bệnh nhân mắc phải xói mòn cổ tử cung nếu không kịp thời điều trị hiệu quả có thể dẫn đến vô sinh, do đó, phát hiện khí hư có màu vàng phải cẩn thận xói mòn cổ tử cung. 2. Viêm âm đạo do nấm Viêm âm đạo do nấm, tỷ l