Chuyển đến nội dung chính

Các triệu chứng khi nhiễm Chlamydia?

  1. bệnh Chlamydia  

  2. chữa bệnh Chlamydia  

  3. điều trị Chlamydia  

  4. nhiễm bệnh Chlamydia

bệnh chlamydia, chữa bệnh chlamydia, điều trị chlamydia

A-Nhiễm Chlamydia là gì?

Nhiễm bệnh Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) thường gặp, gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Mặc dù triệu chứng của nhiễm Chlamydia thường nhẹ hoặc không hiện diện, bệnh vẫn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và tổn thương không thể đảo ngược, bao gồm cả vô sinh, "âm thầm" xảy ra trước khi người phụ nữ nhận biết được vấn đề. Chlamydia cũng gây tiết dịch từ dương vật của đàn ông nhiễm bệnh.

Chu trình phát triển của Chlamydia trachomatis trong tế bào biểu mô người

B. Bệnh do chlamydia có thường gặp hay không?

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn rất phổ biến. Tại Mỹ, trong năm 2010 có 1.307.893 trường hợp nhiễm Chlamydia đã được báo cáo. Hầu hết bệnh nhân không biết là mình đã bị nhiễm, do đó không đi xét nghiệm. Ước lượng có 2,8 triệu ca nhiễm Chlamydia xảy ra ở phụ nữ Mỹ hàng năm. Phụ nữ thường xuyên bị tái nhiễm nếu các bạn tình của họ không được điều trị.

C. Có thể bị lây nhiễm chlamydia bằng đường nào?

- Chlamydia lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng.

- Chlamydia còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh.

- Tất cả những người có hoạt động tình dục đều có thể bị nhiễm chlamydia. Bạn tình càng nhiều, nguy cơ lây nhiễm càng cao. Ở các cô gái tuổi teen và phụ nữ trẻ, cổ tử cung chưa hoàn toàn trưởng thành nên rất dễ bị nhiễm trùng. Họ có nguy cơ đặc biệt cao đối với nhiễm trùng nếu sinh hoạt tình dục sớm. Đàn ông đồng tính cũng có nguy cơ lây nhiễm vì Chlamydia có thể lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc hậu môn.

D. Các triệu chứng khi nhiễm Chlamydia?

- Chlamydia là một căn bệnh "thầm lặng" do phần lớn người bị nhiễm đều không có triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1-3 tuần sau khi tiếp xúc.

- Ở phụ nữ, đầu tiên vi khuẩn sẽ gây nhiễm ở cổ tử cung và niệu đạo. Phụ nữ thường thấy có tiết dịch bất thường ở âm đạo hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

- Khi nhiễm trùng lây lan từ cổ tử cung lên đến ống dẫn trứng, ở một số phụ nữ vẫn không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ rệt nào cả, số khác có đau bụng dưới, đau lưng, buồn nôn, sốt, đau khi giao hợp, hoặc ra huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nhiễm Chlamydia ở cổ tử cung có thể lây lan sang trực tràng.

- Ở đàn ông, triệu chứng có thể là tiết dịch từ dương vật hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đàn ông còn có thể cảm thấy nóng rát và ngứa quanh lỗ sáo dương vật. Đau và sưng tinh hoàn ít gặp hơn.
- Đàn ông hoặc phụ nữ giao hợp qua đường hậu môn có thể nhiễm Chlamydia ở trực tràng, gây ra đau trực tràng, tiết dịch, hoặc chảy máu. Chlamydia còn được tìm thấy trong họng của phụ nữ và nam giới có quan hệ tình dục bằng miệng với bạn tình nhiễm bệnh.


E. Các biến chứng có thể xảy ra khi nhiễm Chlamydia không được điều trị?

- Nếu không được điều trị, nhiễm Chlamydia có thể diễn biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, gây ra các hậu quả ngắn và dài hạn khác. Giống như bản thân bệnh, thiệt hại do Chlamydia gây ra cũng thường "im lặng."

- Ở những phụ nữ không được điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan vào tử cung hoặc ống dẫn trứng gây viêm phần phụ (viêm vùng chậu=PID). Điều này xảy ra ở 10 -15% phụ nữ nhiễm Chlamydia không được điều trị. Chlamydia cũng gây nhiễm trùng ống dẫn trứng mà không có bất cứ triệu chứng nào.

- Viêm phần phụ và nhiễm trùng "im lặng" ở đường sinh dục trên gây tổn thương lâu dài cho ống dẫn trứng, tử cung, và các mô chung quanh. Tổn thương dẫn đến đau vùng chậu mãn tính, vô sinh, hoặc tử vong do thai ngoài tử cung. Chlamydia còn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu có phơi nhiễm.

- Để giúp ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng, khuyến cáo tầm soát Chlamydia ít nhất mỗi năm một lần cho tất cả các phụ nữ ở tuổi sinh hoạt tình dục từ 25 tuổi trở xuống. Tầm soát hàng năm cũng được khuyến cáo cho những phụ nữ lớn tuổi hơn có các yếu tố nguy cơ nhiễm Chlamydia (có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình).

- Sàng lọc Chlamydia đối với tất cả thai phụ.

- Biến chứng ở nam giới hiếm gặp hơn. Nhiễm trùng có thể lan đến mào tinh hoàn, gây đau, sốt, và vô sinh (hiếm gặp).

- Đôi khi nhiễm Chlamydia đường sinh dục có thể gây ra viêm khớp kết hợp với tổn thương da, viêm mắt và viêm niệu đạo (Hội chứng Reiter).

F. Chlamydia ảnh hưởng ra sao đến thai phụ và thai nhi?

Ở phụ nữ mang thai, một số bằng chứng đã cho thấy nếu không được điều trị, nhiễm Chlamydia có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sinh ra từ sản phụ nhiễm Chlamydia có thể mắc Chlamydia ở mắt và đường hô hấp. Chlamydia là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi và viêm kết mạc ở trẻ mới đẻ.

G. Chlamydia được chẩn đoán bằng cách nào?

- Có nhiều xét nghiệm để chẩn đoán Chlamydia. Một số được thực hiện trên nước tiểu, số khác cần có mẫu bệnh phẩm lấy từ dương vật hay cổ tử cung.

H. Điều trị chlamydia ra sao?

- Nhiễm Chlamydia có thể được dễ dàng điều trị và chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Uống một liều duy nhất azithromycin, hoặc doxycycline uống ngày hai lần trong một tuần là biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất.

- Điều trị người nhiễm Chlamydia có HIV dương tính tương tự như đối với người âm tính với HIV.
- Tất cả các bạn tình của bệnh nhân nên được thăm khám, xét nghiệm, và điều trị. Người nhiễm Chlamydia nên kiêng quan hệ tình dục trong 7 ngày sau khi dùng liều kháng sinh azithromycine duy nhất hoặc cho đến khi đã dùng đủ 7 ngày kháng sinh doxycycline, để ngăn chặn lây nhiễm bệnh cho các bạn tình của mình.

- Phụ nữ có quan hệ tình dục với những bạn tình không được điều trị đúng mức có nguy cơ cao bị tái nhiễm. Nhiễm nhiều lần sẽ tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản, dẫn đến vô sinh.

- Khoảng ba tháng sau khi đã điều trị lây nhiễm ban đầu, phụ nữ và nam giới nhiễm Chlamydia nên được kiểm tra lại, ngay cả khi các bạn tình của họ đã được điều trị.

I. Làm thế nào để phòng tránh nhiễm Chlamydia?

- Cách chắc chắn nhất để tránh lây truyền Chlamydia qua đường tình dục là tránh quan hệ tình dục, hoặc quan hệ tình dục lâu dài một vợ một chồng với người đã được thử nghiệm tầm soát và chắc chắn không bị nhiễm bệnh.

- Bao cao su ở nam giới, khi được sử dụng thường xuyên và đúng cách có thể làm giảm nguy cơ lây truyền Chlamydia.

- Khuyến cáo thử nghiệm Chlamydia hàng năm cho:

+ Tất cả các phụ nữ trong lứa tuổi sinh hoạt tình dục từ 25 tuổi hoặc trẻ hơn

+ Phụ nữ lớn tuổi hơn có các yếu tố nguy cơ nhiễm Chlamydia,

+ Tất cả thai phụ.

- Bất kỳ triệu chứng nào ở bộ phận sinh dục như tiết dịch bất thường, đau, có mùi hôi, nóng rát khi đi tiểu, hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt đều có thể biểu hiện cho việc lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khi phụ nữ hoặc đàn ông có những triệu chứng này, họ nên ngừng ngay quan hệ tình dục và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.

- Điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở phụ nữ có thể ngăn ngừa viêm phần phụ. Phụ nữ và nam giới khi biết mình có bệnh lây truyền qua đường tình dục nên đi điều trị ngay và thông báo cho tất cả các bạn tình gần đây của mình (trong vòng 60 ngày) để họ có thể đi khám và tầm soát bệnh.

- Người nhiễm Chlamydia không nên tiếp tục quan hệ tình dục cho đến khi tất cả các bạn tình của mình đã được kiểm tra và điều trị nếu cần.

Albatros

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực phẩm cho ngày đèn đỏ

Phụ khoa Phòng khám phụ khoa Bệnh phụ khoa Tốt nhất, bạn nên ăn nhẹ và cân bằng trong những ngày "đèn đỏ", tránh thực phẩm nhiều gia vị vì chúng có thể khiến bạn chậm chạp và dễ thay đổi tâm trạng. Không phải chị em nào cũng có những ngày "đèn đỏ" dễ chịu. Những triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đau lưng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... là "thủ phạm" khiến chị em khó chịu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể được giải quyết bằng thực phẩm. "Thực phẩm có thể chống lại các cơn đau cơ, bù lại lượng máu đã mất và giữ nước vừa đủ cho cơ thể", Tiến sĩ Rachna Sethi, một nhà dinh dưỡng của Ấn Độ nhận xét. Chính vì vậy, chị em cần lựa chọn cho mình những loại thực phẩm thích hợp, tránh những thực phẩm không tốt cho thời kỳ "nguyệt san". Thực phẩm nên ăn - Canxi: Thực phẩm giàu canxi sẽ làm cho xương chắc khỏe và cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy, nên bổ sung thực phẩm chứa canxi vào chế độ

Tâm sự cô gái 19 tuổi phá thai

19 tuổi, tôi một mình vào bệnh viện để bỏ đi đứa con đầu lòng của mình. Tôi từng ngày phải chứng kiến cảnh đứa con đang thành hình của mình dần dần chết đi khi những liều thuốc phá thai âm thầm ngắm vào cơ thể, mục tiêu của thần chết đang hướng tới là đứa con của tôi. Con tôi phải chết. Tôi đau đớn và cũng không hiểu điều đang làm có thật sự là đúng không? Tôi còn quá trẻ khi làm mẹ, nhưng tôi cũng hiểu cảm giác đau đớn của một người mẹ phải vật vã chịu những cơn đau đang diễn ra. Tôi hụt hẫng giữa cuộc đời này, tôi đau, đau lắm. Tôi biết con mình đang đau nhưng tôi không thể làm gì được ngoài việc mong con chết nhanh đi, chỉ có như vậy thì con của tôi mới không bị nỗi đau giằng xé nữa. Có phải tôi rất ác không khi tự tay giết chết con? Tôi không hề muốn con phải ra đời trong lúc này. Tôi 19 tuổi – cái tuổi còn lo ăn, lo học, lo chơi thì làm gì đủ can đảm đón nhận một đứa bé chào đời. Con là kết quả do tôi và người yêu tạo ra trong thời gian còn mặn nồng thương

Khí hư màu vàng

Khí hư màu vàng có phải đã mắc bệnh phụ khoa? Khí hư bình thường có màu trắng sữa hoặc trong suốt không màu, mùi hơi tanh hoặc không mùi, lượng lỏng hay đặc thay đổi thèo chu kỳ. Trên lâm sàng, dựa vào đặc điểm khí hư có thể phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của bạn nữ, khi khí hư có màu vàng đậm là biểu hiện của khí hư bất thường .  Khí hư có màu vàng đậm là do: 1. Xói mòn cổ tử cung Xói mòn cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp, trên lâm sàng chia ra thành ba cấp độ: nhẹ, vừa và nặng. Bệnh nhân thường xuất hiện khí hư có các triệu chứng bất thường như màu vàng, lượng nhiều, dạng mủ,…Bệnh nhân mắc phải xói mòn cổ tử cung nếu không kịp thời điều trị hiệu quả có thể dẫn đến vô sinh, do đó, phát hiện khí hư có màu vàng phải cẩn thận xói mòn cổ tử cung. 2. Viêm âm đạo do nấm Viêm âm đạo do nấm, tỷ l